TRUYỀN LỬA CHO NGHỆ THUẬT SƠN MÀI BÌNH DƯƠNG – LÀNG NGHỀ TRĂM NĂM TUỔI

Ngày 28/9/2019, Ban điều hành Hiệp hội sơn mài Bình Dương đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi tại trụ sở của Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Mỹ Nghệ Việt. Tham dự buổi trao đổi có sự hiện diện của Chủ tịch Hiệp hội, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư – phát triển Mỹ Nghệ Việt, một số thành viên ban điều hành cũng như những hộ kinh doanh sản xuất sơn mài gạo cội của làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp.

Vài nét về Hiệp hội

Sơn Mài Bình Dương

Tính đến nay, hiệp hội có 105 hội viên là hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sơn mài, điêu khắc trong tỉnh tham gia. Trong những năm vừa qua, Ban chấp hành hiệp hội luôn chủ động, tích cực kết hợp mọi thành viên tham gia triển lãm, hội thảo, hội chợ thương mại… nhằm nâng cao kiến thức, kết quả kinh doanh của hội viên. Cụ thể tổng doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình đạt khoảng trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động, làm tiền đề để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống sơn mài – điêu khắc của tỉnh.

Nghệ thuật Sơn Mài Bình Dương
Gắn kết các thành viên để tạo thành một khối lớn mạnh, đủ năng lực để đáp ứng mọi đơn hàng dù là khó nhất

Hướng phát triển cho nghệ thuật sơn mài truyền thống

Buổi trao đổi tập trung vào phương thức để tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu tối đa những lỗi do bản chất của việc sản xuất thủ công gây ra. Đồng thời gắn kết các thành viên để tạo thành một khối lớn mạnh, đủ năng lực để đáp ứng mọi đơn hàng dù là khó nhất.

Nghệ thuật Sơn Mài Bình Dương
Họa sĩ, Thạc sĩ Thái Kim Điền – chủ tịch Hiệp hội – đánh giá cao việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của tập thể Mỹ Nghệ Việt.

Với quan điểm: “Sản phẩm thì hữu hạn nhưng ý tưởng là vô hạn”, việc phát triển các sản phẩm mới cũng được các thành viên đề cập sôi nổi. Họa sĩ, Thạc sĩ Thái Kim Điền –  chủ tịch Hiệp hội Điêu khắc, Sơn mài Bình Dương – đánh giá cao việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của tập thể Mỹ Nghệ Việt. Cụ thể là sự “cộng sinh” độc đáo giữa các sản phẩm sơn mài với lụa Hà Đông, đồng Đại Bái, gốm Bát Tràng,…

Ông nhấn mạnh việc kết hợp giữa các sản phẩm làng nghề trên cả nước với nhau làm nâng cao giá trị, ý nghĩa nhân văn của sản phẩm. Ông cũng mong muốn những thành viên khác, từ tiền đề của Mỹ Nghệ Việt, có thể nghiên cứu phát triển làm đa dạng các sản phẩm làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp.

Sơn mài: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Tại sao không?

Nghệ thuật Sơn Mài Bình Dương
Vai trò quảng bá của Mỹ Nghệ Việt rất quan trọng trong cuộc hành trình đưa nghệ thuật sơn mài trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”

Bên cạnh đó, họa sĩ, Thạc sĩ Nguyễn Văn Quý – Phó chủ tịch Hiệp hội – bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ đưa sản phẩm sơn mài cũng như làng nghề Tương Bình Hiệp trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, trong đó những đơn vị như Mỹ Nghệ Việt đóng vai trò không nhỏ.

Nghệ thuật sơn mài đi vào lòng người bởi những nét vẽ sống động được chế tác cực kỳ công phu hàng tháng trời. Sự phát triển mạnh mẽ của sơn mài trong hàng trăm năm qua đã chứng minh cho giá trị thẩm mỹ lẫn văn hóa truyền tải trong mỗi sản phẩm. Và Hiệp hội Điêu khắc, Sơn mài là bệ phóng cho sự phát triển đầy tiềm năng, sức mạnh của một tập thể có tổ chức, hệ thống, tạo nên thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng.

Nghệ thuật Sơn Mài Bình Dương
Đại biểu tại Đại HỘI ĐẠI BIỂU Hiệp hội Sơn Mài – Điêu Khắc Tỉnh Bình Dương

Nghệ thuật Sơn Mài Bình Dương
Đại biểu tại Đại HỘI ĐẠI BIỂU Hiệp hội Sơn Mài – Điêu Khắc Tỉnh Bình Dương

Xem thêm các sản phẩm sơn mài đặc sắc tại: http://sonmaivietnam.vn/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971 327 095